Dạ dày là "trụ cột" của sức khỏe, nhưng nhiều người chưa coi trọng đúng mức
Hầu hết mọi người đều biết rất rõ về tầm quan trọng của sức khỏe dạ dày đối với sức khỏe tổng thể, vì đây là cơ quan lớn nhất cơ thể để giúp tiêu hóa thức ăn, có trách nhiệm trong việc cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, duy trì sự sống. Do đó, dạ dày được xem là bộ phận nội tạng trọng tâm của sức khỏe.
Đặc biệt, dạ dày thường rất nhạy cảm vào mùa hè, khi thời tiết nóng nực sẽ dễ khiến thói quen ăn uống của con người thay đổi, để giúp giảm nhanh nhiệt độ, nhiều người đã chọn các món ăn có tính chất lạnh (thực phẩm đông đá) để ăn uống thường xuyên.
Khi lựa chọn thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, sẽ khiến cho dạ dày dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến đầy hơi, trục trặc. Không những thế, khi cơ thể cùng lúc phải uống vào một lượng nước lớn sẽ khiến cho nồng độ axit trong dạ dày bị loãng, làm cho việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn.
Sau khi bạn duy trì thói quen ăn uống thiếu khoa học kéo dài, sẽ làm tăng gánh nặng lên dạ dày, là nguyên nhân cốt lõi gây ra bệnh, với mức độ từ nhẹ đến nặng. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe dạ dày tuy đơn giản nhưng thực tế lại rất khó khăn, bắt buộc bạn phải thực sự chú ý.
Theo các chuyên gia về bệnh dạ dày, để hạn chế những tổn hại không đáng có, sau đây là 3 loại nước bạn không nên uống nhiều, người dạ dày không được khỏe thì hạn chế hoặc tránh một cách tối đa.
3 loại nước có thể khiến bệnh dạ dày trở nên trầm trọng hơn
1. Nước đá, các món đồ uống chứa đá hoặc ướp lạnh
Khi thời tiết nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ cơ thể đều tăng. Bạn sẽ nghĩ rằng, không có điều gì tuyệt vời hơn là việc lựa chọn những món đồ uống mát lạnh. Chỉ cần uống qua khỏi miệng, bạn đã có cảm giác sảng khoái. Nhưng đây chính là thói quen đầu tiên làm tổn thương dạ dày.
Chúng ta đều biết rằng, nhiệt độ của đá lạnh hoặc các thực phẩm trữ ngăn đông, đồ uống đá đa số đều ở mức 0 độ, trong khi nhiệt độ cơ thể là khoảng 37 độ, 2 mức nhiệt này cách nhau tương đương hơn 40 độ, nếu bạn hình dung về những thay đổi vật lý và hóa học trong cơ thể sau khi uống nước đá, bạn sẽ thấy sự tác động và khác biệt vô cùng lớn.
Khi nhiệt độ trong dạ dày thay đổi đột ngột ở mức độ nghiêm trọng, tức là bạn uống ngay một lượng nước đá vào, dạ dày sẽ co thắt liên tục ở mức rất mạnh mẽ, thời điểm này thậm chí có thể gây co giật dạ dày và đau bụng.
2. Nước để qua đêm
Mùa hè nhiệt độ cao và không khí ẩm, là kiểu thời tiết rất thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, trong mùa hè, không những chúng ta nên tránh ăn lại thức ăn để qua đêm, mà còn nên hạn chế sử dụng nước uống để qua đêm.
Sau khi nước nấu đã để qua đêm (hoặc nhiều đêm), vi khuẩn sẽ tự sinh sôi và sẽ sinh ra các vi sinh vật có hại khác. Vì vậy, bạn nên đun nước đủ uống hàng ngày, hạn chế tối đa việc uống nước để qua đêm để không tạo ra nhiều nguy cơ có thể gây viêm dạ dày.
Khi bạn khỏe mạnh, bạn sẽ không cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể khi bị vi khuẩn hoạt động và tấn công, nhưng đến khi sức đề kháng kém, thói quen này mới gây ra những tác hại mà bạn không thể lường trước được. Vì vậy, cách tốt nhất là uống nước tươi mới.
3. Nước lã (nước sống các loại)
Nước lã chưa đun sôi thường chưa trải qua quá trình diệt vi khuẩn và chất độc hại trong môi trường nhiệt độ cao.
Loại nước này sẽ có nguy cơ cao chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có những quả trứng của các loại ký sinh trùng ẩn nấp và "ngủ đông". Khi chúng được thâm nhập vào cơ thể người, chúng sẽ "tỉnh dậy" và phát triển ký sinh trong các bộ phận cơ thể, gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Nhiều người nói rằng nước máy hoặc nước lọc qua vòi đã được khử trùng an toàn, nhưng thực tế, bạn có thể chưa biết rõ sự thật đằng sau quy trình xử lý các loại nước đó. Một số loại vi khuẩn chỉ có thể được tiêu diệt khi được đun sôi ở nhiệt độ 100 độ C, và hầu như không thể "lọc" sạch chúng bằng cách thông thường.
Chưa kể, một số loại nước có thể bị ô nhiễm thứ cấp trong quá trình từ các công đoạn xử lý đến khi sử dụng, chưa kể, thiết bị lọc nước có thể không được bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ đúng cách.
*Theo Health/TT